Màn hình gaming tần số quét 500Hz, tấm nền OLED có quá dư thừa?

20240126_yE9ZXNRO.jpg

 

Nhưng liệu các công nghệ hay con số khủng trên màn hình gaming có thật sự cần ngay lúc này hay không ? Ở bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu xem và làm rõ các thắc mắc này nhé!

 

Màn hình tần số quét cao giúp hình ảnh trở nên mượt mà

 

Màn hình tần số quét cao đang trở thành một yếu tố quan trọng khi người dùng chọn mua màn hình cho máy tính, điện thoại di động, hoặc các thiết bị khác. Tần số quét, hay còn gọi là Refresh Rate, đo lường số lần màn hình hiển thị hình ảnh mỗi giây và đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm người dùng.

20240126_sOj70hJn.jpg

 

Điều này đặc biệt quan trọng đối với người chơi game và những người làm việc với đồ họa động, nơi mà sự mượt mà và độ chính xác là quan trọng.

 

Công nghệ trên màn hình đang dần đến giới hạn

 

Trong những năm gần đây, tần số quét màn hình đang ngày càng phát triển và cho ra mắt nhiều sản phẩm ấn tượng. Trước đây, tần số quét 60Hz là tiêu chuẩn phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, tần số quét cao hơn như 144Hz, 240Hz, thậm chí 360Hz đang dần trở nên phổ biến hơn.

20240126_sAzBnse6.jpg

 

Nổi bật nhất có thể kể đến là những sản phẩm được ra mắt tại CES 2024, gần như trong số chúng đều đạt ngưỡng tần số quét 500Hz trở lên và điều này đã thực sự tạo nên ấn tượng.

 

Tại CES 2024, Samsung đã ra mắt dòng màn hình chơi game OLED mới, bao gồm Odyssey OLED G6 với kích thước 27-inch và Odyssey OLED G8 với kích thước 32-inch. Cả hai màn hình đều có tần số quét 360Hz, cao hơn nhiều so với tần số quét tiêu chuẩn 60Hz hay 144Hz trên các màn hình chơi game thông thường.

20240126_QTSCcKx4.jpg

 

Cái tên tiếp theo có thể kể đến là chiếc Asus ROG SWIFT OLED PG27AQDP, màn hình này có kích thước 27-inch và có tần số quét lên tới 480Hz, gần như cao nhất trong số các màn hình chơi game hiện nay.

20240126_Q2XGDWXf.jpg

 

Ví dụ điển hình cuối cùng mà mình đề cập ở đây là màn hình chơi game OLED mới, LG ULTRAGEAR 32GS95UE. Màn hình này có kích thước 32-inch và có tần số quét lên tới 480Hz, đây cũng được xem là một trong những màn hình kích thước lớn và thu hút được sứ chú ý khi đạt được mức tần số gần như cao nhất thị trường (có thể xếp sau Asus ROG Swift với tần số quét 500 Hz).

 

20240126_VIm3R8uW.jpg

 

Ba cái tên mình đề cập ở trên không hẳn là những sản phẩm xuất sắc nhất tại CES 2024. Tuy nhiên, đây có thể nói là những cái tên được chú ý nhiều khi chất lượng được xem là xứng đáng với giá tiền, thực sự có thể sẽ trở thành lựa chọn của các game thủ trong tương lai.

 

Màn hình gaming OLED quá đắt nhưng chưa chắc đã ngon

 

Điểm chung của ba sản phẩm trên là chúng đều được làm với công nghệ màn hình OLED, công nghệ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho sự say mê của người hâm mộ công nghệ với độ tương phản tuyệt vời và màu sắc sống động. Tuy nhiên, khi nói đến màn hình gaming, việc chọn lựa OLED không phải lúc nào cũng là quyết định đúng đắn.

 

20240126_s8E0v00m.jpeg

 

Những hạn chế của công nghệ này, bao gồm giá cả cao, tuổi thọ và vấn đề burn-in, đã đặt ra thách thức cho người chơi khi đối mặt với quyết định giữa OLED và các công nghệ màn hình khác như LCD hay MiniLED. Một trong những điểm yếu lớn nhất của tấm nền OLED chính là chi phí.

 

Công nghệ này đòi hỏi quá trình sản xuất phức tạp và đắt đỏ, dẫn đến việc màn hình OLED có giá bán cao hơn nhiều so với các màn hình sử dụng công nghệ khác. Vì thế nó khiến cho nhiều game thủ phải đối mặt với quyết định khó khăn: làm thế nào họ có thể tận hưởng trải nghiệm hình ảnh tốt nhất mà không cần phải bỏ ra số tiền lớn, thậm chí cao gấp 2-3 lần màn hình cùng thông số tần số quét hay công nghệ

 

20240126_VxmRt1tX.jpg

 

Một trong những vấn đề đau đầu nhất của công nghệ OLED là hiện tượng burn-in, nơi các hình ảnh của nội dung trước đó bị đọng lại và có thể dẫn đến việc xuất hiện các vết đen không mong muốn. Điểm yếu này cũng tương tự như tấm nền AMOLED trên các smartphone Samsung trang bị trong những đời đầu tiên.

 

20240126_7VqgBLDr.jpg

 

Tuy nhiên, hạn chế vẫn còn đó nhưng những điểm tốt trên màn hình OLED là không thể phủ nhận, nó thực sự cho ra trải nghiệm sống động với hình ảnh có màu đen sâu, màu sắc rực rỡ cũng như độ tương phản cao. Và nếu như kinh tế không phải là rào cản đối với anh em thì việc gì phải xoắn khi phải bận tâm giữa OLED hay các tấm nền khác.

 

Rất ít game khai thác hết tần số quét cao

 

Trong khi phần cứng đang phát triển với tốc độ chưa từng có, phần mềm, đặc biệt là phát triển game, đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng. Nhiều tựa game phổ biến vẫn chưa được tối ưu hóa để tận dụng đầy đủ tần số quét vượt quá 240Hz. Các nhà phát triển đối mặt với những thách thức trong việc điều chỉnh game của họ để tận dụng được tiềm năng của các màn hình có tần số quét cực cao.

 

20240126_OrVnYg9w.jpg

 

Không thể phủ nhận rằng, trên thị trường game hiện nay, chỉ một số ít các tựa game Esport thuộc thể loại FPS như CS:GO, Valorant, Apex Legend, Rocket League,... mới có thể tận dụng tối đa tần số quét cao từ 144Hz. Điều này xuất phát từ nhịp độ game rất nhanh, đòi hỏi người chơi phải "canh" từng khung hình trên giây để giữ lợi thế trong các tình huống căng thẳng.

 

20240126_7v5FICwG.jpg

 

Tuy nhiên, khi nhìn vào các thể loại game khác như MOBA (Liên Minh Huyền Thoại, Dota 2,...) hay game thể thao (FIFA, PES, Forza,...), nhu cầu về tần số quét cao không phải lúc nào cũng là ưu tiên hàng đầu. Trong các trò chơi này, sự tập trung chủ yếu vào chiến thuật và trải nghiệm người chơi, không yêu cầu sự phản ứng nhanh như các tựa game FPS.

 

20240126_zeVrmlGz.jpg

 

Đặc biệt, khi nói đến các tựa game "nặng đô" AAA, mà có thể kể đến như Red Dead Redemption 2, Cyberpunk 2077, hay Assassin's Creed Valhalla, nhu cầu về hiệu suất là mối quan tâm hàng đầu. Đối với những tựa game này, đòi hỏi một cấu hình máy tính mạnh mẽ để đảm bảo khả năng xử lý hình ảnh và đồ họa ổn định ở mức tần số quét cao như 144Hz.

 

20240126_L9XELoyz.jpg

 

Một số cấu hình PC có thể gặp khó khăn trong việc duy trì mức tần số quét này, làm cho việc sở hữu màn hình ở mức 480Hz hay 500Hz trở nên không hiệu quả và có thể gây ra lãng phí tài nguyên. Vì thê, đến thời điểm này người dùng cần phải xem xét kỹ lưỡng về chi phí và hiệu suất để đảm bảo rằng họ đang đầu tư vào một trải nghiệm chơi game thực sự đáng giá.

 

Tổng kết

 

Ở thời điểm hiện tại, màn hình tần số quét cao hay màn hình OLED vẫn chưa thực sự thiết thực cho tất cả đối tượng. Đây không chỉ là cách bạn tối ưu trải nghiệm mà còn là cách bạn tiết kiệm được chi phí một cách thông minh, tránh sự lãng phí không cần thiết cho bạn nhất bạn.

 

20240126_tzGbqAsQ.jpg